Hồ sơ xét học bạ 2020 gồm những gì? Lưu ý khi xét học bạ để chắc chắc đỗ

Xét học bạ là gì?

Xét tuyển học bạ là phương thức tuyển sinh đại học dựa trên kết quả điểm của 3 năm học THPT hoặc điểm trung bình lớp 12 theo tổ hợp môn để xét tuyển. Phương thức này mới, tạo điều kiện cho thí sinh giảm bớt áp lực ôn tập, thi cử. Đây cũng là cơ hội lớn với các học sinh có kết quả học tập cấp 3 tốt rộng đường bước vào cánh cửa đại học.

Ví dụ một số trường Đại học có xét tuyển học bạ năm 2020 (bên cạnh nhiều phương thức tuyển sinh khác):

  • Khu vực TP. HCM: 

  + ĐH Tôn Đức Thắng 

  + ĐH Kinh tế Tài Chính TP. HCM

  + ĐH Mở TP.HCM

  • Khu vực Hà Nội: 

  + ĐH Tài nguyên và Môi trường HN

  + ĐH Công nghệ Giao thông vận tải

Xét học bạ như thế nào?

Tùy từng trường Đại học lại có cách thức xét tuyển học bạ riêng. Có trường năm trước xét học bạ nhưng năm nay lại không xét học bạ và cũng có trường năm ngoái không xét nhưng năm nay lại xét học bạ. Thí sinh cần tham khảo kỹ thông tin của từng trường trước khi quyết định. 

  • Có trường sẽ xét điểm trung bình học tập cả 3 năm học THPT.
  • Có trường lại chỉ xét kết quả học tập của lớp 12.
  • Có trường lại dựa vào tổng điểm trung bình 3 môn trong tổ hợp xét tuyển
  • Có trường yêu cầu điểm trung bình cả 3 năm học THPT của từng môn trong tổ hợp xét tuyển...

Ví dụ: 

  • ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải dựa trên kết quả học tập THPT lớp 12 (Áp dụng cho tất cả các ngành đào tạo)
  • ĐH Mở TP.HCM xét tuyển theo kết quả học tập các môn học ở THPT 3 năm lớp 10, 11 và 12 (không phân biệt năm tốt nghiệp THPT). Năm 2020, ở phương thức này, điểm nhận hồ sơ xét tuyển gồm các ngành Công nghệ sinh học, Xã hội học, Đông Nam Á, Công tác xã hội phải đạt từ 18,0 điểm và các ngành còn lại từ 20 điểm trở lên.

Hồ sơ xét tuyển học bạ gồm những gì?

1. Đơn đăng ký xét tuyển (Có mẫu của từng trường)

2. Bản photo học bạ công chứng

3. Bằng tốt nghiệp THPT hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời (bản photo chứng thực)

4. Chứng minh thư nhân dân (bản photo chứng thực)

5. Giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có)

6. Phong bì dán sẵn tem và ghi đầy đủ địa chỉ liên lạc, số điện thoại của thí sinh để trường thông báo kết quả xét tuyển

7. 04 ảnh 3x4

8. Lệ phí xét tuyển (tùy từng trường)

Các thí sinh gửi hồ sơ xét tuyển học bạ bằng đường bưu điện hoặc đến trực tiếp các địa điểm nhận hồ sơ của trường. Thời gian xét tuyển học bạ cũng linh động, tùy thuộc vào mỗi trường. Hầu hết các trường chia làm 2 đợt nhận hồ sơ tuyển sinh: tháng 6 - tháng 8 và tháng 9 - tháng 11.

Lưu ý khi xét học bạ để chắc chắn đỗ

  • Dù là xét học bạ, thí sinh vẫn phải đảm bảo điều kiện là đỗ tốt nghiệp cấp 3.
  • Phương thức xét tuyển học bạ và xét tuyển nguyện vọng hoàn toàn không ảnh hưởng lẫn nhau. Sĩ tử có thể đăng ký xét tuyển học bạ vào một trường dù không đăng ký nguyện vọng vào trường đó.
  • Thí sinh có thể nộp hồ sơ xét học bạ ở nhiều trường và nếu đỗ ở nhiều trường sẽ được tự chọn nhập học. 
  • Ở một số trường đại học, số lượng hồ sơ đăng ký phương thức xét học bạ rất lớn ngay trong đợt xét tuyển đầu tiên. Ở đợt sau có thể điều kiện xét tuyển sẽ cao hơn. Do đó, thí sinh nộp hồ sơ càng sớm càng tốt để có khả năng trúng tuyển cao hơn. 
  • Để nắm chắc cơ hội trúng tuyển và không phí thời gian, thí sinh cần hiểu rõ kết quả học tập THPT của mình cũng như điều kiện xét tuyển của trường ĐH.
  • Bạn cần chuẩn bị thật đầy đủ hồ sơ xét học bạ. Nếu không nộp đủ giấy tờ cần thiết, hồ sơ của bạn có rất nhiều khả năng sẽ bị loại.
  • Việc xét tuyển học bạ có số chỉ tiêu nhất định tùy từng trường, thí sinh nên đăng ký dự thi THPT quốc gia và dùng điểm thi xét tuyển Đại học để tránh trường hợp xét tuyển học bạ mà không đỗ. 

***Theo Tuyển Sinh Số

Tin tức khác
Xem nhiều nhất