Chiến thuật ôn thi văn THPT Quốc Gia "Đúng - Đủ - Hay Cực nhàn "

 

 Nhiều bạn cho rằng môn Văn là bộ môn “gây mê” nhanh chóng nhất, khó nuốt nhất. Thế nhưng môn Văn lại không hề đáng sợ như vậy! Bạn “Ngọc thư”  -  Cô học sinh luôn đạt 9 điểm Văn trong tất cả các kì thi thử đã chia sẻ chiến thuật học văn Vừa Nhàn Vừa Nhanh trong 3 tháng cuối cho các bạn còn đang “mông lung” với môn Văn đấy. Cùng lắng nghe lời chia sẻ để biến môn Văn trở thành môn học thú vị nhé!

--------------------------------------

So với đề văn 2016 thì đề văn 2017 đơn giản và dễ "ăn điểm" hơn nhiều

Mình đã làm cả 2 đề năm 2016 và 2017, bấm thời gian đúng 180 phút và 120 phút sau đó nhờ cô giáo chấm điểm. Mình nhận ra rằng đề 2016 rất bao quát và nhiều ý phải học, viết vừa phải hay vừa phải đủ ý. Nếu kiến thức Văn còn chưa nhiều chắc chắn bạn không thể đạt 7 điểm được. Còn đề 2017 tuy ít thời gian hơn nhưng yêu cầu đề bài lại ngắn hơn, ăn điểm theo ý là chính. Bạn viết đủ ý là bạn đã nắm chắc 7 điểm rồi. 8 hay 9 còn phụ thuộc vào bạn viết hay như thế nào.

 Đề thi Quốc Gia 2017 môn Văn là cơ hội để nắm chắc điểm trong bài thi

Phần làm văn - Làm thế nào để không sót ý trong câu 5 điểm?

Sai lầm mà đa số các bạn học Văn mắc phải là  học theo cảm hứng, không chia các tác phẩm theo giai đoạn văn học. Như vậy, dễ bị nhầm lẫn các ý chính trong tác phẩm như: Hoàn cảnh sáng tác, lịch sử, đề tài tác phẩm,...khiến bạn dễ bị Sót kiến thức, học xong vẫn bị mơ hồ, không hiểu sâu tác phẩm . Để không bị sót ý mỗi tác phẩm, bạn nên chia các tác phẩm văn theo các giai đoạn văn học để ôn luyện.

Những tác phẩm trong cùng giai đoạn văn học thường có chung một hoặc một số điểm tương đồng, chẳng hạn cùng chung đề tài (về đất nước, về người lính, về người phụ nữ, về chủ nghĩa anh hùng cách mạng...), chung thể loại (truyện ngắn, thơ...), chung giai đoạn sáng tác (từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945, từ năm 1945 đến 1975)... Ôn tập theo hướng này, các bạn có thể giải quyết tốt được cả hai dạng: đề đơn (đề cập tới một tác phẩm) và đề tổng hợp (đề cập tới nhiều tác phẩm).

Ở đây mình chia văn học lớp 12 thành 4  giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Văn học thời kì chống pháp (Tuyên ngôn độc lập, Tây Tiến, Việt Bắc - Tố Hữu, Vợ chồng A Phủ, Vợ Nhặt)
  • Giai đoạn 2: Văn học xây dựng chủ nghĩa xã hội: Người lái đò Sông Đà
  • Giai đoạn 3: Văn học chống Mỹ: Đất Nước, Rừng Xà Nu, Những đứa con trong gia đình, Sóng
  • Giai đoạn 4:  Văn học Việt Nam sau 1945: Hồn Trương Ba da hàng thịt, Chiếc thuyền ngoài xa, ai đã đặt tên cho dòng sống, Đàn ghi ta của Lorca

Hãy học hết giai đoạn này mới chuyển sang giai đoạn khác, làm như vậy học vừa  không bị “Loạn”, vừa cực dễ nhớ đấy .

Chia các tác phẩm theo giai đoạn văn học để ôn luyện

Ăn trọn 3 điểm đọc hiểu cực dễ chỉ nhờ viết đủ ý

Rất khó để giám khảo chấm trọn 5 điểm phần làm văn dù bài văn có hay đến mức nào, nhưng 3 điểm đọc hiểu lại dễ vô cùng bởi bạn chỉ cần đúng, đủ ý là đã được điểm rồi.

Bài tập phần đọc hiểu thường tập trung vào các câu hỏi: Phương thức biểu đạt chính của văn bản, biện pháp tu từ, chủ đề đoạn văn, phong cách ngồn ngữ,...  Do đó, bạn chỉ cần nắm chắc kiến thức phần biện pháp tu từ  (biện pháp tu từ ngữ âm và biện pháp tu từ từ vựng, biện pháp tu từ ngữ pháp), nắm vững được đặc trưng và dấu hiệu nhận biết của mỗi phương thức (tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính - công vụ) và tìm ra phương thức chính trong văn bản đó, 6 phong cách ngôn ngữ chức năng, phương tiện và phép liên kết. Khi đã nắm chắc kiến thức, khi gặp đề bài đọc hiểu nào các bạn sẽ dễ dàng triển khai đủ ý các câu hỏi, lấy trọn điểm của bài thi.

"Ăn chắc 3 điểm phần đọc hiểu" - đây là phần duy nhất dễ dàng đạt điểm tối đa trong bài thi 

Nghị luận xã hội - Viết theo công thức 200 chữ - học cực nhàn

Giống như quá trình tư duy, quá trình nhận thức của con người, khi học và làm văn, cũng cần qua 3 bước là HIỂU - NHỚ - VẬN DỤNG. Muốn vận dụng được kiến thức đã học vào bài làm văn, cần phải nhớ và hiểu được những kiến thức ấy.

Với bài tập phần Nghị Luận Xã Hội hiệu quả, bạn nên dành thời gian cho việc đọc báo, xem thời sự, …. để cập nhật thêm tình hình xung quanh, nắm bắt tình hình Việt Nam và Thế Giới, cách học này vừa giúp thư giãn sau mỗi giờ học, vừa giúp bạn có thể “Chữ tuôn như gió” bình luận, đánh giá về hiện tượng xã hội khi làm bài. Áp dụng với công thức viết bài Nghị Luận Xã Hội 200 chữ trong 1 cuốn sách Văn học mới ra của Megabook đảm bảo việc làm đoạn văn NLXH sẽ trở lên dễ dàng.

Dành thời gian cho việc đọc báo, xem thời sự,... kết hợp với công thức viết bài Nghị Luận Xã Hội 200 chữ để ôn luyện môn Văn hiệu quả

Luyện đề! Luyện đề! Luyện đề!

Dù có học nhiều bí kíp đi nữa thì quan trọng nhất là các bạn vẫn phải làm thật nhiều bài tập và đề thi thử để quen với dạng đề mới và rèn kỹ năng làm bài. Đặc biệt, các bạn nên bấm giờ để làm quen với áp lực thời gian, tránh trường hợp bị cháy thời gian khi làm bài thi thật. Nên chọn lọc đề thi thử mới nhất, sát nhất với cấu trúc và có thang điểm chi tiết. Đừng luyện đề không có chọn lọc vừa mất thời gian và năng lượng, vừa không hiệu quả

 Luyện đề thường xuyên giúp các em rèn kỹ năng làm bài dưới áp lực thời gian

------------------------------------

Theo Megabook, điều quan trọng nhất chính là lấp đầy những “ lỗ hổng” kiến thức khi bắt gặp chúng. Có rất nhiều cách khác nhau như tra cứu trên Internet, hỏi thầy cô hay bạn bè,.. nhưng dù cách nào thì các em cũng cần giải đáp những thắc mắc của mình ngay lập tức chứ không nên trì hoãn. Việc nhiều kiến thức “mơ hồ” chồng chất lên nhau sẽ khiến các em rơi vào tình trạng áp lực thi cử. 

Hãy là một người học sinh thông minh khi biết học có chọn lọc trong 3 tháng ôn thi cuối cùng nhé các em! 



 

Tin tức khác
Xem nhiều nhất