Ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn nên bắt đầu từ đâu? Đây là băn khoăn của không ít bạn khi bước vào mùa ôn thi năm nay, kể cả những em học khá giỏi. Các năm gần đây, Bộ Giáo dục sáp nhập hai kì thi : Tốt nghiệp và Đại học nên đề thi sẽ có sự phân hóa cao. Vậy chúng ta sẽ bắt đầu như thế nào?
A. Bí kíp làm bài tốt môn Ngữ Văn
1. Để làm tốt phần đọc hiểu trong môn ngữ văn:
- Chúng ta phải huy động nhiều kiến thức. Phải nắm vững các chuỗi kiến thức về tiếng việt, tập làm văn.
- Thường xuyên làm đề và kiểm tra lại để nhớ kiến thức hiệu quả hơn
2. Để làm tốt phần nghị luận văn học:
- Các em cần ôn lại nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm trong SGK Ngữ văn 12.
- Nắm được ý chính, chủ đề của tác phẩm.
- Đối với văn xuôi phải thuộc dẫn chứng, nội dung bài; thơ thì phải thuộc bài, nét nghệ thuật đặc sắc từng bài thơ
- Thường xuyên đọc văn và bài văn mẫu để tăng vốn từ vựng
- Thường xuyên làm văn để luyện viết
3. Để làm tốt phần nghị luận xã hội:
- Nắm vững cách làm các dạng văn nghị luận
- Thường xuyên cập nhập các vấn đề nóng được mọi người quan tâm
- Thường xuyên đọc báo và xem tin tức
- Luyện làm bài để tăng khả năng viết
Lưu ý : Hiện nay, có một số chủ đề đang “Hót” , thường xuất hiện trong các đề thi, đó là : Chủ quyền Biển đảo, trách nhiệm của thanh niên đối với đất nước, bạo lực học đường, lí tưởng sống của thanh niên., hiện tượng FA, Nghiện Facebook, các vấn đề an toàn thực phẩm, cá chết ở biển miền Trung, nhiễm mặn ở đồng bằng sông cửu Long, …
Tóm lại : Các em cần ôn tập nội dung nghệ thuật của các tác phẩm trong SGK 12 và kĩ năng làm phần đọc hiểu, kĩ năng làm đề nghị luận xã hội, kĩ năng làm bài nghị luận văn học.
B. Kế hoạch hoàn hảo để chinh phục môn Văn
1. Có mục tiêu và kế hoạch cụ thể
Theo quy luật 80/20, cứ 20 phút bạn bỏ ra để lập kế hoạch thì bạn sẽ tiết kiệm được 80% thời gian hoàn thành và hiệu quả công việc.
Sau đó, bạn hãy lên list các công việc để có thể từng bước đạt được mục tiêu. Trong list công việc ấy, hãy xem xét đâu là việc quan trọng nhất và thực hiện chúng đầu tiên. Vì chúng ta không bao giờ có thể làm được tất cả mọi việc, thông thường 20% công việc của chúng ta quyết định 80% hiệu quả.
2. Tập thói quen ghi chú
- Ghi những kiến thức mà thầy cô lưu ý khi giảng bài, những kiến thức mà bạn hay nhầm lẫn, những đoạn văn hay, bài văn hay mà bạn sưu tầm được vào 1 cuốn sổ.
- Thường xuyên lấy sổ ra để ôn kiến thức đã viết.
3. Rèn luyện thói quen tự học
Tự học sẽ giúp chúng ta chủ động hơn trong việc tiếp cận kiến thức, ta sẽ có xu hướng tìm tòi những thứ mình CẦN và mình THIẾU mà tự động hành động tìm kiếm để bù đắp cho mình.
Tự học giúp ta tích tụ dần dần và chắc chắn lượng kiên thức cho riêng mình. Nó làm ta vững chắc, nhớ hơn và hiểu rõ vấn đề hơn.
Tự học ta sẽ không bị áp lực bởi lượng kiến thức, lượng bài tập của mình. Tâm lý sẽ cực kỳ tốt hơn. Sức khỏe cũng sẽ khá hơn.
4. Tập trung cao độ
Khi tập trung thì hiệu quả học tập của chúng ta đạt cao hơn, do đó trong luôn luôn tập trung và không được xao nhãng và nản lòng. Tập trung còn giúp chúng ta tiết kiệm thời gian để đầu tư vào môn khác.
Mặc khác đối với môn văn, chúng ta phải tập trung học thì mới có thể ghi nhớ khối lượng lớn kiến thức. Đặc biệt khi chúng ta tập trung làm văn chúng ta có thể ước tính được thời gian làm 1 bài văn của chúng ta mất bao lâu từ đó điều chỉnh được tốc độ khi làm bài thi thật.
5. Ôn theo nhóm
Ngoài việc học trên lớp và tự học ở nhà, học sinh nên tổ chức hình thức học theo nhóm. Bởi vì thông qua nhóm học tập, học sinh dễ dàng thảo luận với nhau, thông qua trao đổi sẽ giúp các em nhớ bài nhanh hơn và nhớ lâu hơn.
Dặn dò : Khi viết bài, cần xây dựng bố cục chặt chẽ, thậm chí có thể phát thảo dàn ý trước khi làm để tránh lạc đề. Cách trình bày bài văn cũng quan trọng, không nên gạch xóa nhiều trong bài gây mất thiện cảm với người chấm. Cố gắng viết chữ đẹp nếu có thể, còn không thì chữ viết cũng phải sạch sẽ dễ đọc, tuyệt đối không viết tắt. Môn văn chấm cả điểm trình bày.