Phân tích bài thơ Việt Bắc - Tố Hữu
7.271 lượt xem 1.332 lượt tải

Mở bài

Việt Bắc là một đỉnh cao của thơ Tố Hữu, một trong những thi phẩm xuất sắc của nền thơ Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945. Hồn thơ Tố Hữu thường nhạy bén với những sự kiện trọng đại trong đời sống dân tộc và cách mạng, cất lên khúc ca của thời đại và tiếng lòng của đông đảo mọi người trong những thời điểm lịch sử quan trọng. Việt Bắc chính là một bài thơ như vậy.

Thân bài

- Hoàn cảnh ra đời bài thơ Việt Bắc

Tháng 7 năm 1954, cuộc kháng chiến của dân tộc ta chống thực dân Pháp xâm lược đã kết thúc thắng lợi.-Hoà bình được lập lại, nửa đất nước được giải phóng. Tháng 8 năm 1954, trong niềm vui lớn và niềm tự hào trước thắng lợi và hoà bình, Tố Hữu viết bài thơ Ta đi tới. Lời thơ như tiếng reo náo nức: “Ngẩng đầu lên: trong sáng tuyệt trần – Tháng Tám mùa thu xanh thắm”. Tháng 10 năm 1954, Thủ, đô được giải phóng, các cơ quan Trung ương của Đảng và Chính phủ chuẩn bị rời chiến khu Việt Bắc về Thủ đô Hà Nội. Lịch sử dân tộc và cách mạng sang một trang mới. Ở thời khắc này, người ta có nhu cầu nhìn lại chặng đường vừa qua, đồng thời hướng về con đường đi tiếp. Bài thơ Việt Bắc ra đời đáp ứng nhu cầu ấy của xã hội, là tiếng lòng của rất nhiều người. Bài thơ vừa là sự tổng kết một giai đoạn lịch sử (cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp), vừa thể hiện niềm hy vọng, niềm tin vào tương lai tươi sáng của đất nước trong thời kỳ mới. Nhưng trước hết, Việt Bắc là một bản trường ca đầy ân tình - tình quê hương, đất nước, tình nghĩa giũa những con người kháng chiến, ân tình của người cán bộ cách mạng với Việt Bắc và của Việt Bắc với cách mạng. Vì thế, có thể nói Việt Bắc là bản tổng kết một giai đoạn lịch sử bằng thơ.