Kết bài các tác phẩm lớp 11
16.026 lượt xem 1.257 lượt tải

KẾT BÀI TÁC PHẨM LỚP 11

 

Tổng hợp những kết bài hay về tác phẩm Hai đứa trẻ ( Thạch Lam)

  1. Thạch Lam đã mô tả thế giới nội tâm của nhân vật bằng ngòi bút tinh vi. Tài năng của nhà văn đã làm sống dậy những cảm xúc vốn mong manh, hư ảo của hồn người. Vượt qua bóng đêm, vượt của sự buồn tẻ của kiếp người, Hai đứa trẻ chính là bài ca về niềm tin yêu cuộc sống. Niềm tin yêu đó được kết tinh từ ánh sáng tư tưởng tiến bộ, từ ánh  sáng lòng nhân ái của nhà văn. “Không có ước mơ nào là quá muộn” nhà văn Anatole France đã nói như vậy. Còn Eleannor Roosevelt thì phát biểu “Tương lai thuộc về những ai tin tưởng vào cái đẹp của ước mơ”. Tôi tin ánh sáng nhà văn Thạch Lam nhen lên  trong tâm hồn hai đứa trẻ sẽ trở thành ngọn đuốc soi rọi cho con người bước qua bóng  tối. Niềm tin vào sự đổi thay của cuộc đời chính là chỗ dựa để con người sống có mơ  ước, sống có ý nghĩa.
  2. Không có những tình huống li kì, những tính cách sắc nét, không đi sâu những cảnh áp bức bóc lột, những số phận thương tâm,…mọi thứ trong Hai đứa trẻ cứ nhẹ nhàng diễn ra trên từng trang viết, lặng lẽ đưa ra những hình ảnh xoàng xĩnh quen thuộc ở một phố huyện nghèo qua con mắt một đứa trẻ. Nhưng chính vẻ đẹp của những cái bình thường, lặng lẽ, xoàng xĩnh ấy qua ngòi bút tinh tế, giọng văn nhỏ nhẹ của tác giả lại tạo nên sức hút kì lạ. Bức tranh đời sống nghèo trong truyện vừa rất mực chân thực, vừa chan chứa niềm cảm thương, chân thành của Thạch Lam đối với những người lao động nghèo khổ sống quẩn quanh, bế tắc, bị chôn vùi trong kiếp tối tăm. Tất cả để lại ấn tượng, sự đồng cảm sâu sắc nơi người đọc một cách rất tự nhiên nhưng lắng đọng, khó quên vô cùng.

Tổng hợp những kết bài hay về tác phẩm Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)

  1. “Vang bóng một thời” là một tiếng vọng đầy cuốn hút trong trào lưu văn học lãng mạn 1930 – 1945 và “Chữ người tử tù” là một tiếng nói góp phần làm nên sự thành công của tập truyện này. Có thể nói rằng, những đặc trưng của phương pháp sáng tác lãng mạn chủ nghĩa không phải đã tập trung đầy đủ ở đây nhưng nhà văn đã thực sự đem chúng ta đến một thế giới mà trong đó nhân vật lãng mạn vượt lên khỏi hoàn cảnh để sống khác biệt với những tầm thường, tăm tối quanh mình. Cái Đẹp, cái Thiện và sự tài hoa đã cùng nhau châu tuần về đó.
  2. Chữ người tử tù đã thể hiện tư tưởng thẩm mĩ của Nguyễn Tuân. Cái đẹp, cái tài đã chiến thắng tất cả. Nó nâng đỡ và dìu dắt con người xích lại với nhau tạo nên sức mạnh chiên thắng mọi gông xiềng, quyền uy và thế lực. Nghệ thuật khắc họa nhân vật của cụ Nguyễn đầy ấn tượng đã tạo ra cho tác phẩm những bức tranh, hình ảnh đầy kịch tính với một ngôn ngữ khỏe khoắn, gân guổc đầy cảm giác và tân kỳ. Người ta thường nói đến phong cách của Nguyẽn Tuân gói gọn trong chữ “ngông” song thực tế không phải vậy. vẻ đẹp của quản ngục là biểu tượng cho thiên lương của con người, ở đây nó còn là hiện thân của cái đẹp. Nói như Vũ Ngọc Phan giá trị của tác phẩm “gần đạt đến sự toàn mĩ” là từ nhân vật này chăng?

Tổng hợp những kết bài hay về đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (Số đỏ)

Có thể kết luận rằng: Từ cái “chết thật” của “ông cụ già” đến đám ma giả của tang gia, và từ cái đám ma giảtang gia đến niềm vui thật của bọn người hám danh, hám lợi, đạo đức giả được kể trong chương truyện này là cả một hành trình sáng tạo của một tài năng lớn – tài năng trào phúng Vũ Trọng Phụng.

Tổng hợp những kết bài hay về tác phẩm  Chí Phèo (Nam Cao)

  1. Chí Phèo – một tấn bi kịch của một người nông dân nghèo bị tha hóa trong xã hội cũ, một con người điển hình. Ở cuối tác phẩm, “đột nhiên thị thoáng thấy hiện ra một cái lò gạc cũ bỏ không, xa nhà cửa, và vắng người qua lại…”, chi tiết ấy muốn nói với chúng ta rằng, một ngày gần đây thôi,Thị Nở lại bụng mang dạ chửa vượt cạn giữa đồng không mông quạnh,giữa con mắt thờ ơ của người dân làng Vũ Đại,lai một Chí Phèo con xuất hiện. Điều này chứng tỏ rằng “Chí Phèo” không phải là bi kịch của một con người mà là bi kịch của người nông dân tồn tai trong lòng nông thôn trước Cách mạng tháng Tám. Mang đậm giá trị tố cáo rất cao, lên án giai cấp phong kiến thống trị tha hoá, những bị kịch như vậy sẽ còn tiếp.
  2. Hình tưcmg nhân vật Chí Phèo đế lại trong lòng người đọc nhiều niềm xúc động và lòng cảm thông sâu sắc đối với nhũng kiếp người tàn tạ trước Cách mạng tháng Tám. Cùng với những chị Dậu, anh Pha, lão Hạc,… hình tượng nhân vật Chí Phèo khẳng định tính tất yếu phải có một cuộc cách mạng dân tộc và cách mạng giai cấp đế đòi lại quyền sống cho người dân Việt Nam khi đó. Cho đến ngày nay, những nhân vật văn học ấy vẫn là những lời nhắc nhở, cảnh tỉnh chúng ta phải biết yêu hon, trân trọng hon hạnh phúc mình đang có và ra sức cống hiến xây dựng cuộc đời tươi đẹp này.

Tổng hợp những kết bài hay về tác phẩm Vội vàng (Xuân Diệu)

  1. Nhà thơ Thế Lữ, trong lời Tựa cho tập Thơ Thơ củaXuân Diệu, đã có nhận xét khá tinh tế: “Xuân Diệu là một người của đời, một người ở giữa loài người. Lầu thơ của ông xây dựng trên đất của một tấm lòng trần gian” . Qua những ý thơ của Vội vàng, ta càng cảm nhận sâu sắc hơn lời nhận xét ấy. Sống là hạnh phúc. Muốn đạt tới hạnh phúc phải sống vội vàng. Thế là, vội vàng là cách đến với hạnh phúc, là chính hạnh phúc, và hình như cũng là cái giá phải trả cho hạnh phúc vậy ! Tahiểu vì sao khiXuân Diệuxuất hiện, lập tức thi sĩ đã thuộc về tuổi trẻ!
  2. Với bài thơ “Vội vàng”,  Xuân  Diệu đã phảvào  nền  thi  ca  Việt  Nam  một trào lưu “Thơ mới”. Mới lạnhưng táo bạo, độc dáo ởgiọng điệu và cách dùng từ, ngắt nhịp, nhất là cách cảm nhận cuọc sống bằng tất cảcác giác quan, với một trái tim chan chứa tình yêu. “Vội vàng” đã thểhiện một cảm quan nghệthuật rất đẹp, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Đó là lòng yêu con người, yêu  cuộc đời. Đó là tình yêu cảnh  vật,  yêu  mùa  xuân  và  tuổi  trẻ…  Và  là  ham  muốn  mãnh  liệt muốn níu giữthời gian, muốn tận hưởng vịngọt ngào của cảnh sắc đất trời “tươi non mơn mởn”. Phải chăng trời đất sinh ra thi sĩ Xuân Diệu trên xứsởhữu tình này, là đểca hát vềtình yêu, đểnhảy múa trong những điệu nhạc tình si?! Thơ Xuân Diệu -vội vã với nhịp đập của thời gian

Tổng hợp những kết bài hay về tác phẩm Tràng giang (Huy Cận)

  1. Bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận với sựkết hợp bút pháp hiện thực và cổđiển đã vẽlên một bức tranh thiên nhiên u buồn, hiu quạnh.Qua đó khắc họa được tâm trạng cô liêu, đơn độc của con người và một tình yêu quê hương, mong ngóng vềquê hương chân thành, sâu sắc của Huy Cận.
  2. Tràng giang – Bài thơ sẽ còn mãi đi vào lòng người với phong cách tiêu biểu rất “Huy Cận”, với vẻ đẹp cổ điển trang nhã sâu lắng và vẻ đẹp hiện đại mang nặng một tấm lòng yêu nước, yêu quê hương.

Tổng hợp những kết bài hay về tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử)

  1. Đây thôn Vĩ Dạlà một bức tranh đẹp vềcảnh và người của miền quê đất nước qua tâm hồn thơ mộng, giàu tưởng tượng và đầy yêu thương của nhà thơ với nghệthuật gợi liên tưởng, hòa quyện thiên nhiên với lòng người. Trải qua bao năm tháng, cái tình Hàn Mặc Tửvẫn còn tươi nguyên, nóng hổi, lay động day dứt lòng người đọc. “Tình yêu trong ước mơ của con người đau thương ấy có sức bay bổng lạkì” nhưng nó cũng giản dị, trong sáng, tươi đẹp như làng quê Vĩ Dạ. Xin thành kính thắp một nén nhang trước một nghệsĩ tài hoa, một trái tim suốt cuộc đời thổn thức vì tình yêu, một tâm hồn thi sĩ đã thăng hoa nỗi đau thương, bất hạnh của đời mình thành những đóa hoa thơ mà trong đó thơm ngát nhất, thanh khiết nhất là Đây thôn Vĩ Dạ
  2. “Đây thôn Vĩ Dạ” là một bức tranh đẹp vềcảnh và người của một miền quê đất nước qua tâm hồn thơ mộng, giàu trí tưởng tượng và đầy yêu thương của một nhà thơ đa tình đa cảm. Bằng thủpháp nghệthuật liên tưởng cùng với những câu hỏi tu từ xuyên suốt bài thơ, tác giả Hàn Mặc Tửđã phác họa ra trước mắt ta một khung cảnh nên thơ, đầy sức sống và ẩn trong đấy là nỗi lòng của chính nhà thơ: nỗi đau đớn trước sựcô đơn, buồn chán trần thế, đau cho số phận ngắn ngủi của mình. Dầu vậy nhưng ông vẫn sống hết mình trong sựđau đớn của tinh thần và thể xác. Điều đó chứng tỏ ông không buông thả mình trong dòng sông số phận mà luôn cố gắng vượt lên nó để khi xa lìa cõi đời sẽ không còn gì phải hối tiếc.
  3. “Thơ đi từ cái thực tới cái ảo ảnh, từảo ảnh đi tới cái huyền diệu, từ huyền diệu đi tới chiêm bao. Bao trùm cả bài thơ là thế giới mơ”, đó là lời của Hàn Mặc Tử về thơ và có lẽ chính là vềĐây thôn Vĩ Dạ. Với hình ảnh độc đáo giàu sức gợi, giàu giá trị thẩm mĩ, ngôn ngữ ngữ cực tả luôn trong trong sáng, súc tích, cách sử dụng xuyên suốt những câu hỏi tu từ, cách sử dụng nhịp điệu thơ theo cảm xúc có khi là tha thiết đắm say, có khi là chậm rãi buồn tẻ, Đây thôn Vĩ Dạ thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả đối với xứ Huế, nơi nhà thơ đã từng có nhiều kỷ niệm ngọt ngào, đồng thời thểhiện khát khao được sống, được yêu của một con người. Nhà thơ đã vẽ nên một bức tranh phong cảnh thật đẹp về thiên nhiên xứ Huế, từ đó thể hiện tình yêu và khát vọng sống mãnh liệt.

Tổng hợp những kết bài hay về tác phẩm Từ ấy (Tố Hữu)

  1. “Từ ấy” là tiếng reo vui không chỉ của nhà thơ, mà còn là của cả một thế hệ thanh niên khi tìm thấy lí tưởng của Đảng, nguyện chiến đấu hết mình vì lí tưởng, vì nhân dân, vì đất nước. Họ là những người chiến sĩ trẻ, mang trong mình nhiệt huyết, mang trong mình lí tưởng, và lòng yêu thương đồng bào, yêu thương đất nước. Có thể nói, thơ của Tố Hữu là thơ của nhân dân, những lí tưởng cao đẹp được diễn tả bằng những từ ngữ lãng mạn nhưng cũng vô cùng giản dị, gần gũi, là đại diện cho một lớp nhà thơ mới
  2. Bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu là một bài thơ vừa có tính triết lý sâu sắc, vừa rất gần gũi, bình dị, thân thuộc. Sau mấy chục năm đọc lại, những vần thơ đó vẫn là một câu hỏi thấm thía mà những người cộng sản hôm nay không thể không suy ngẫm một cách nghiêm túc để tự mình tìm ra lời giải đáp thấu đáo. Giữa cái chung và cái riêng, giữa cộng đồng -tập thể và cá nhân, giữa vật chất tầm thường và tinh thần –tư tưởng của người cộng sản.