Đề thi thử Ngữ văn THPTQG (Đề số 3)
4.392 lượt xem 899 lượt tải

Câu 1:

Về mặt thể loại văn học, ở nước ta, thơ có truyền thống lâu đời. Sử thi của các dân tộc ở Tây Nguyên, của dân tộc Mường..., truyện thơ dân gian của các dân tộc Thái, Tày, Nùng còn lưu truyền nhiều thiên bất hủ. Ca dao, dân ca, thơ cổ điển của người Việt thời phong kiến cũng để lại nhiều viên ngọc quý. Thơ hiện đại, trước cũng như sau Cách mạng tháng Tám 1945, đã góp vào kho tàng văn học dân tộc biết bao kiệt tác. Văn xuôi tiếng Việt ra đời muộn, gần như cùng với thế kỉ XX, nhưng tốc độ phát triển và trưởng thành hết sức nhanh chóng. Với các thể bút kí, tùy bút, truyện ngắn, tiểu thuyết, văn xuôi Việt Nam đã có thể sánh cùng với nhiều nền văn xuôi hiện đại của thế giới.
1. Hãy cho biết, đoạn văn trên thuộc phong cách ngôn ngữ gì? Căn cứ vào đâu để nhận biết điều ấy?
2. Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng những thuật ngữ khoa học nào?
3. Anh (chị) hiểu thế nào là kho tàng văn hóa dân tộc?
4. Đặt nhan đề cho đoạn văn trên.


Câu 2:

Quê hương và chốn lập nghiệp.

Hãy trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề trên bằng một bài văn (khoảng 600 từ).

 

Câu 3:

Trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân, khi biết con trai mình “nhặt” một người đàn bà đói khát về làm vợ lúc nạn đói khủng khiếp đang diễn ra, bà cụ Tứ nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới”: “Ử, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng...”. Ngoài việc thể hiện nỗi lòng của người mẹ, câu nói trên còn cho thấy gì thêm về tình cảm của Kim Lân đối với cuộc hôn nhân khác thường của hai nhân vật ấy?