1. C ông c uộc đổi mới là một c uộc cải c ác h toàn diệ n về kinh tế - xã hội:
a. B ối c ảnh:
- Ngày 30 - 4 - 1975: Đất nước thống nhất, cả nước tập trung vào hàn gắn vết thương
chiến tranh và xây dựng, phát triển đất nước.
- Nước ta đi lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu.
- Tình hình trong nước và quốc tế những năm cuối thập kỉ 70, đầu thập kỉ 80 diễn
biến phức tạp.
Trong thời gian dài nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng.
b. D iễ n biế n:
- Năm 1979: Bắt đầu thực hiện đổi mới trong một số ngành (nông nghiệp, công
nghiệp).
- Đường lối Đổi mới được khẳng định từ Đại hội VI - Năm 1986 với ba xu thế:
+ Dân chủ hóa đời sống kinh tế - xã hội.
+ Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN.
+ Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới.
c . T hành tựu:
- Nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài. Lạm phát
được đẩy lùi và kiềm chế ở mức một con số.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao (đạt 9,5% năm 1999, 8,4% năm 2005).
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (giảm tỉ
trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III).
- Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng chuyển biến rõ rệt.
- Đời sống nhân dân được cải thiện, giảm tỉ lệ nghèo của cả nước.
d. T hác h thức :
- Các thành tựu kinh tế chưa thật vững chắc. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm.
- Lạm phát có xu hướng tăng lên. Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn.
- Chênh lệch trình độ phát triển KT-XH giữa các vùng.
- Thiếu vốn đầu tư, kết cấu hạ tầng và csvc chưa đáp ứng nhu cầu phát triển.
- Nhiều vấn đề xã hội cần giải quyết: Nhà ở, việc làm, môi trường, y tế, ...
2. N ƣớc ta trong hội nhập quốc tế và khu v ực :
a. B ối c ảnh:
- Thế giới: Toàn cầu hóa là xu hướng tất yếu của nền kinh tế thế giới, đẩy mạnh hợp
tác khu vực. Các tổ chức liên minh kinh tế được thành lập.
- Ngày 15 - 11 - 1994, tổ chức thương mại thế giới (WTO) ra đời, hoạt động chính
thức từ 1 - 1 - 1995. Hiện nay gồm 150 nước thành viên.
- Việt Nam là thành viên của ASEAN (tháng 7/1995), bình thường hóa quan hệ Việt
- Mỹ, thành viên WTO năm 2007.
- Năm 1997, Việt Nam tham gia vào khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á (APTA).
Tham gia diễn đàn kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC).
b. T hành tựu:
- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài ODA, FDI.
- Đẩy mạnh hợp tác kinh tế, khoa học kĩ thuật, bảo vệ môi trường.
- Phát triển ngoại thương ở tầm cao mới, xuất khẩu gạo....
c . T hác h thức :
- Bộc lộ những khó khăn của nước ta: Vốn, công nghệ và lao động lành nghề . . .
- Sự cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta.
- Sựpháhoạicủacácthếlựcthùđịch
http://megabook.vn/
3. Một s ố định hƣớng c hính để đẩy mạnh c ông c uộc Đ ổi mới:
- Thực hiện chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo.
- Hoàn thiện và thực hiện đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN.
- Đẩy mạnh công nghiệp hoá gắn liền với kinh tế tri thức.
- Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế để tăng tiềm lực kinh tế quốc gia.
- Có các giải pháp hữu hiệu bảo vệ tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững.
- Phát triển nền văn hoá mới, chống lại các tệ nạn xã hội, mặt trái của kinh tế thị
trường.
CHUYÊN ĐỀ I
A. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ
1. Vị trí địa lí :
- Nằm ở rìa phía đông của bán cầu trên bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực
Đông Nam Á.
- Vị trí bán đảo, vừa gắn liền với lục địa Á - Âu, vừa tiếp giáp với Thái Bình Dương.
- Nằm trên các tuyến đường giao thông hàng hải, đường bộ, đường hàng không quốc
tế quan trọng.
- Nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển năng động của thế giới.
2. P hạm v i lãnh thổ :
- Hệ tọa độ trên đất liền:
Điểm cực Kinh, vĩ tuyến Địa giới hành chính
Bắc 230
23'B Xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
Nam 8
0
34' B Xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
Tây 102
0
09’Đ Xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
Đông l09
0
24'Đ Xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
- Tọa độ địa lí trên biển: Phía Đông 117
0
20’Đ, phía Nam 6
0
50'B và phái Tây 101
0Đ.
- Nằm hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới Bắc bán cầu, thường xuyên chịu ảnh
hưởng của gió mậu dịch và gió mùa châu Á.
- Nằm hoàn toàn trong múi giờ thứ 7, thuận lợi cho việc thống nhất quản lí đất nước
về thời gian sinh hoạt và các hoạt động khác.
- Phạm vi lãnh thổ bao gồm:
a. Vùng đất:
- Gồm toàn bộ phần đất liền và các hải đảo ở nước ta. (S: 331.212 km
2
).
- Biên giới trên đất liền dài hơn 4600km, phần lớn nằm ở khu vực miền núi, trong đó
đường biên giới chung với:
+ Phía Bắc giáp Trung Quốc dài (hơn 1400km).
+ Phía Tây giáp Lào (gần 2100km).
+ Phía Tây Nam giáp Campuchia (hơn 1100km).
Đường biên giới được xác định theo các dạng địa hình đặc trưng: đỉnh núi, đường
sống núi, đường chia nước, khe, sông, suối, ... Giao thông với các nước thông qua nhiều
cửa khẩu tương đối thuận lợi.
b. Vùng biể n:
Diện tích khoảng 1 triệu km
2
. Đường bờ biển dài 3260km chạy theo hình chữ S từ
thị xã Móng Cái (Quảng Ninh) đến thị xã Hà Tiên (Kiên Giang). Có 29/63 tỉnh và thành
phố giáp với biển.
http://megabook.vn/
Các bộ phận hợp thành vùng biển gồm:
- Vùng nội thuỷ: Là vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở (Nối
các đảo ngoài cùng gọi là đương cơ sở).
- Lãnh hải: Là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển, cách đều đường cơ sở
là 12 hải lí (1 hải lí = 1852m).
- Vùng tiếp giáp lãnh hải: Là vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực
hiện chủ quyền các nước ven biển (bảo vệ an ninh, quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các
quy định về y tế, môi trường, nhập cư ...) vùng này cách lãnh hải 12 hải lí (cách đường cơ
sở 24 hải lí).
- Vùng đặc quyền kinh tế: Là vùng nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về mặt kinh
tế nhưng vẫn để các nước khác đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyển, máy bay của
nước ngoài vẫn đi lại theo Công ước quốc tế về đi lại. Vùng này có chiều rộng 200 hải lí
tính từ đường cơ sở.
- Thềm lục địa: Là phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy biển thuộc
phần lục địa kéo dài mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của lục địa, có độ sâu
200m hoặc hơn nữa. Nhà nước ta có toàn quyền thăm dò, khai thác, bảo vệ, quản lí các
nguồn tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam.
- Hệ thống đảo và quần đảo: Nước ta có hơn 4000 đảo lớn nhỏ, phần lớn là các đảo
ven bờ và hai quần đảo xa bờ là quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa.
c . Vùng trời :
Khoảng không gian, không giới hạn bao trùm trên lãnh thổ Việt Nam. Trên đất liền
được xác định bởi đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài lãnh hải và không gian
của các đảo.
3. Ý nghĩa c ủa v ị trí địa lí :
a. Ý nghĩa tự nhiê n :
- Vị trí địa lí quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt
đới ẩm gió mùa với nền nhiệt ẩm cao.
- Nước ta còn nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa châu Á, nên khí hậu
nước ta có 2 mùa rõ rệt:
- Nước ta giáp biển Đông là nguồn dự trữ dồi dào về nhiệt và ẩm, chịu ảnh hưởng
sâu sắc của biển Đông.
- Nước ta nằm trên vành đai sinh khoáng châu Á - Thái Bình Dương nên có tái
nguyên khoáng sản phong phú.
- Nước ta nằm trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật nên tài
nguyên sinh vật phong phú và đa dạng.
- Vị trí và hình thể tạo nên sự phân hoá đa dạng về tự nhiên giữa các vùng miền.
b. Ý nghĩa v ề kinh tế , v ăn hóa, xã hội v à quốc phòng :
- Về kinh tế:
+ Tạo thuận lợi trong phát triển kinh tế và vùng lãnh thổ, thực hiện chính sách mở
của, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
+ Điều kiện phát triển các loại hình giao thông, thuận lợi trong việc phát triển quan
hệ ngoại thương với các nước trong và ngoài khu vực.
- Về văn hoá - xã hội:
+ Tạo thuận lợi nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển
với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.
+ Góp phần làm giàu bản sắc văn hóa, kể cả kinh nghiệm sản xuất...
- Về chính trị và quốc phòng:
+ Là khu vực quân sự đặc biệt quan trọng của vùng Đông Nam Á. Một khu vực kinh
tếnăngđộngvànhạycảmvớinhữngbiếnđộngchínhtrịtrênthếgiới.
http://megabook.vn/
+ Biển Đông của nước ta là một hướng chiến lược có ý nghĩa rất quan trọng trong
công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước.
c . K hó khăn:
- Thiên nhiên nhiệt đới gió mùa thiếu ổn định, tính thất thường của thời tiết, các tai
biến thiên nhiên (bão, lụt, hạn hán, sâu bệnh...) thường xuyên xảy ra gây tổn thất lớn đến
sản xuất và đời sống.
- Việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ gắn với vị trí chiến lược quan trọng ở nước ta.
- Đặt nước ta vào thế vừa hợp tác vừa cạnh tranh quyết liệt trên thi trường thế giới.
B. ĐẤT NƢỚC NHIỀU ĐỒI NÖI
1. Đ ặc điể m c hung c ủa địa hình:
a. Đ ịa hình đồi núi c hiế m phần lớn diệ n tíc h nhƣng c hủ yế u là đồi núi
thấp:
- Địa hình cao dưới 1000m chiếm 85%, từ 1000 - 2000m núi trung bình 14%, trên
2000m núi cao chỉ có 1%.
- Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ.
b. Cấu trúc địa hình khá đa dạng:
- Cấu trúc: 2 hướng chính:
+ Hướng Tây Bắc - Đông Nam: vùng núi Trường Sơn Bắc, Tây Bắc.
+ Hướng vòng cung: vùng núi Đông Bắc, Trường Sơn Nam.
- Địa hình già trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt.
- Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
c . Đ ịa hình c ủa v ùng nhiệ t đới ẩm gió mùa : Xói mòn, rửa trôi ở miền núi, bồi tụ
nhanh ở
đồng bằng.
d. Đ ịa hình c hịu tác động mạnh mẽ c ủa con ngƣời : Thông qua các hoạt
động kinh tế: Các công trình thủy lợi, thủy điện, đắp đê... làm biến đổi các dạng địa hình.
2. C ác khu v ực địa hình :
a. K hu v ực đồi núi :
* Địa hình núi: 4 vùng: Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam.
Vùng núi Vị trí Đặc điểm chính
Đông Bắc - Nằm ở tả ngạn sông
Hồng.
- Hướng vòng cung.
- Hướng nghiêng chung: Thấp dần từ TB xuống ĐN
- Chủ yếu là đồi núi thấp.
- Gồm 4 cánh cung chụm lại ở Tam Đảo, mở rộng về
phía Bắc, Đông.
- Thung lũng: Sông Cầu, sông Thương, Lục Nam.
Tây Bắc - Nằm giữa sông Hồng
và sông Cả.
- Địa hình cao nhất nước, hướng TB - ĐN.
- Ba dải địa hình:
+ Phía Đông: Dãy núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn
(Đỉnh Phanxipăng: 3143m).
+ Phía Tây: Địa hình núi Tây Bắc.
+ Ở giữa: Địa hình thấp hơn: dãy núi, sơn nguyên,
cao nguyên đá vôi.
Trƣờng
Sơn Bắc.
- Từ phía Nam sông
Cả đến dãy Bạch Mã.
- Hướng địa hình: Tây Bắc - Đông Nam.
- Các dãy núi song song, so le nhau.
- Thấp, hẹp ngang nâng cao hai đầu.
http://megabook.vn/
Trƣờng - Phía Nam Bạch Mã. - Có sự bất đối xứng giữa hai sườn Đông, Tây của
http://megabook.vn/
Sơn
Nam.
Tây Trường Sơn.
+ Địa hình núi ở phía Đông với những đỉnh cao trên
2000m nghiêng dần về phía Đông.
+ Cao nguyên badan tương đối bằng phẳng, bán bình
nguyên xen đồi phía Tây.
* Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du: Nắm chuyển tiếp giữa miền núi với
đồng bằng.
- Bán bình nguyên (Đông Nam Bộ): Bậc thềm phù sa cổ và bề mặt phủ badan.
- Đồi trung du (Rìa phía Bắc, phía Tây ĐBSH thu hẹp rìa đồng bằng ven biển
miềnTrung): Phần lớn là bậc thềm phù sa cổ bị chia cắt do tác động của dòng chảy.
b. K hu v ực đồng bằng:
* Đồng bằng châu thổ sông gồm: đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu
Long.
- Giống nhau: Đều được thành tạo và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần trên vịnh
biển nông, thềm lục địa mở rộng.
- Khác nhau:
Đồng bằng sông Hồng Đồng bằng sông Cửu Long
Nguyên nhân hình
thành.
Do phù sa sông Hồng và sông
Thái Bình bồi tụ.
Do phù sa sông Tiền, sông Hậu
bồi tụ.
Diện tích. 15.000km
2
> 40.000km
2
Địa hình. Cao ría phía Tây - Tây Bắc,
thấp dần phía Đông, bị chia cắt
thành nhiều ô.
Thấp, bằng phẳng.
Hệ thống đê/kênh
rạch.
Có hệ thống đê ngăn lũ. Có hệ thống kênh rạch chằng
chịt.
Sự bồi đắp phù sa. Vùng trong đê không được bồi
phù sa hằng năm, chỉ có vùng
ngoài đê.
Được bồi đắp phù sa hàng
năm.
Tác động của thuỷ
triều.
Ít chịu tác động của thuỷ triều. Chịu tác động mạnh của thuỷ
triều.
* Đồng bằng ven biển (Miền Trung):
- Diện tích 15000 km
2
. Hẹp ngang, bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.
- Chủ yếu do phù sa biển bồi đắp. Đất nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông.
- Các đồng bằng lớn: Đồng bằng Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Nam, Tuy Hoà,....
3 . T hế mạnh v à hạn c hế về thiê n nhiê n c ủa c ác khu v ực đồi núi v à đồng
bằng trong
phát triể n kinh tế - xã hội:
a. K hu v ực đồi núi :
* Thế mạnh (thuận lợi):
- Khoáng sản: Nguồn gốc nội sinh, ngoại sinh là cơ sở để phát triển công nghiệp.
- Rừng: Giàu có về loài động, thực vật với nhiều loại quý hiếm.
- Đất đai: Bề mặt cao nguyên bằng phẳng thuận lợi cho việc thành lập các vùng
chuyên canh cây công nghiệp, chăn nuôi đại gia súc.
- Thủy điện: Các dòng sông ở miền núi có tiềm năng thủy điện lớn (sông Đà, Đồng
Nai, Xê Xan...).
http://megabook.vn/
- Du lịch: Với khí hậu mát mẽ, phong cảnh đẹp nhiều vùng trở thành nơi nghĩ mát
nổi tiếng như: Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo, Mẫu Sơn...
* Hạn chế:
- Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại cho
giao thông, khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các miền.
- Thiên tai: Lũ quét, xói mòn, sạt lở đất, sương muối, rét hại...
- Nơi khô nóng thường xảy ra nạn cháy rừng. Miền núi đá vôi thiếu đất trồng trọt và
khan hiếm nước về mùa khô.
b. K hu vực đồng bằng :
* Thế mạnh (thuận lợi):
+ Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng các loại nông sản, đặc biệt là lúa.
+ Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác như khoáng sản, thuỷ sản và lâm sản.
+ Có điều kiện để tập trung các thành phố, các khu công nghiệp và các trung tâm
thương mại. .
* Hạn chế: Thường xuyên chịu nhiều thiên tai bão, lụt, hạn hán...
C. THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƢỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂN
1. K hái quát v ề biể n Đ ông :
- Một vùng biển rộng (3,477 triêụ km
2
- Thứ 2 ở Thái Bình Dương).
- Là biển tương đối kín.
- Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và tính
khép kín được thể hiện qua các yếu tố hải văn và sinh vật biển.
2. Ảnh hƣởng c ủa B iể n Đ ông đế n thiê n nhiê n Việ t Nam :
a. K hí hậu:
Nhờ có Biển Đông nên khí hậu nước ta mang tính hải dương điều hòa, lượng mưa
nhiều, độ ẩm tương đối của không khí trên 80%. Giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết
lạnh khô vào mùa đông, làm dịu bớt thời tiết nóng bức vào mùa hạ.
b. Đ ịa hình v à c ác hệ s inh thái v ùng ve n biể n :
- Địa hình ven biển: vịnh cửa sông, bờ biển mài mòn, các tam giác châu, các đảo ven
bờ và những rạn san hô,...
- Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có: hệ sinh thái rừng ngập mặn,
hệ sinh thái đất phèn, rừng trên các đảo, nước lợ, ...
c . T ài nguyê n thiê n nhiê n v ùng biể n :
- Tài nguyên khoáng sản: Dầu mỏ, khí đốt, cát, quặng ti tan,....
- Tài nguyên hải sản: tiêu biểu cho hệ sinh vất vùng biển nhiệt đới: giàu thành phần
loại, năng suất sinh học cao (Đặc biệt vùng ven bờ).
d. Thiên tai:
- Bão lớn (3 - 4 cơn), mưa to, sóng lừng, lũ lụt.
- Sạt lở bờ biển. (Dải bờ biển Trung Bộ).
- Hiện tượng cát bay, cát chảy lấn chiếm đồng ruộng ở ven biển miền Trung =>
Hoang mạc hoá đất đai.
=> Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên biển, bảo vệ vùng ven biển và phòng tránh
thiên tai là vấn đề hệ trọng trong khai thác phát triển kinh tế biển ở nước ta.
D. THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA
1. K hí hậu nhiệ t đới ẩm gió mùa :
a. Tính chất nhiệt đới:
http://megabook.vn/
* Biểu hiện:
- Tổng bức xạ lớn, cán cân bức xạ dương quanh năm.
- Nhiệt độ trung bình năm cao trên 20
0C (Vượt chỉ tiêu của khí hậu nhiệt đới), trừ
vùng núi cao.
- Tổng số giờ nắng từ 1400 - 3000 giờ/năm.
* Nguyên nhân: Tính chất nhiệt đới của khí hậu được quy định bởi vị trí nước ta nằm
trong vùng nội chí tuyến.
b. L ƣợng mƣa , độ ẩm lớn:
* Biểu hiện:
- Lượng mưa trung bình năm cao: 1500 - 2000mm. Mưa phân bố không đều, sườn
đón gió 3500 - 4000mm.
- Độ ẩm không khí cao trên 80%, cân bằng ẩm luôn luôn dương.
* Nguyên nhân: Do các khối khí khi di chuyển qua biển được tăng độ ẩm.
c. Gió mùa:
Gió
mùa
Hƣớng
gió
Nguồn gốc Phạm
vi hoạt
động
Thời gian
hoạt động
Tính chất Hệ quả
Gió
mùa
mùa
đông
Đông
Bắc
Áp cao
xibia
Miền
Bắc
Từ tháng 11
- tháng 4
năm sau.
Lạnh, khô
(Nửa đầu mùa
đông)
Lạnh ẩm (Nửa
sau mùa đông)
Mùa đông lạnh ở
miền Bắc
Gió
mùa
mùa
hạ
Tây
Nam
riêng
Bắc bộ
có
hướng
Đông
Nam
Nửa đầu
mùa: Áp
cao Bắc Ấn
Độ Dương
Cả nước
Từ tháng 5 -
tháng 7
Nóng ẩm Mưa cho Nam Bộ
và Tây Nguyên
Khô nóng cho
Trung Bộ.
Giữa, cuối
mùa: Áp
cao cận chí
tuyến Nam
bán cầu.
Từ tháng 6 -
tháng 10.
Nóng ẩm Kết hợp với dải
hội tụ nhiệt đới
gây mưa cho cả
nước.
2. C ác thành phầ n tự nhiê n khác :
a. Đ ịa hình:
* Biểu hiện:
- Xâm thực mạnh ở vùng đồi núi:
+ Bề mặt địa hình bị chia cắt, nhiều nơi đất trơ sỏi đá.
+ Vùng núi có nhiều hang động, thung lũng khô.
+ Các vùng thềm phù sa cổ bị bào mòn tạo thành đất xám bạc màu.
+ Đất trượt đá lỡ làm thành nón phóng vật ở chân núi.
- Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông.
Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long hàng năm lấn ra biển vài chục
đến hàng trăm mét.
* Nguyên nhân:
- Nhiệt độ cao, lượng mưa nhiều. Nhiệt độ và lượng mưa phân hóa theo mùa làm cho
quá trình phong hóa, bóc mòn, vận chuyển xảy ra mạnh mẽ
- Bề mặt địa hình có dốc lớn, nham thạch dễ bị phong hóa.
b. Sông ngòi:
http://megabook.vn/
* Biểu hiện:
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc (có 2360 sông dài trên 10km, dọc bờ biển trung bình
20km có một cửa sông đổ ra biển).
- Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa (khoảng 200 triệu tấn/năm).
- Chế độ nước theo mùa và thất thường.
* Nguyên nhân:
- Nhờ có nguồn cung cấp nước dồi dào nên lượng dòng chảy lớn, đồng thời nhận
được một lượng nước lớn từ lưu vực ngoài lãnh thổ.
- Hệ số bào mòn và tổng lượng cát bùn lớn là hệ quả của quá trình xâm thực mạnh ở
vùng đồi núi.
- Do mưa theo mùa nên lượng dòng chảy theo mùa: Mùa lũ tương ứng với mùa mưa.
Mùa cạn tương ứng với mùa khô.
c . Đ ất:
Quá trình feralít là quá trình hình thành đất chủ yếu ở nước ta.
* Nguyên nhân:
- Do mưa nhiều nên các chất Ca
++
, Mg
++ bị rửa trôi mạnh mẽ làm đất chua đồng thời
có sự tích tụ ôxít sắt, ôxít nhôm tạo nên đất feralít đỏ vàng.
- Quá trình phong hoá xảy ra mạnh mẽ tạo sự phân huỷ mạnh mẽ trong đất.
d. Sinh v ật:
* Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa là cảnh quan chủ yếu, có sự xuất hiện của
các thành phần á nhiệt đới và ôn đới núi cao.
* Nguyên nhân:
- Do Việt Nam nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới Bán cầu Bắc nên có bức xạ mặt
Trời, độ ẩm phong phú.
- Khí hậu có sự phận hoá theo độ cao.
3. Ảnh hƣởng c ủa thiê n nhiê n nhiệ t đới ẩm gió mùa đế n hoạt động s ản
xuất và đời
s ống :
* Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
- Thuận lợi: Nền nhiệt ẩm cao, khí hậu phân hóa theo mùa tạo điều kiện thuận lợi
phát triển nền nông nghiệp lúa nước, tăng vụ, đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi, phát triển mô
hình nông - lâm kết hợp...
- Khó khăn: Lũ lụt, hạn hán, khí hậu, thời tiết không ổn định.
* Ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác và đời sống:
- Thuận lợi: Phát triển các ngành lâm nghiệp, thuỷ sản, GTVT, du lịch,... và đẩy
mạnh hoạt động khai thác, xây dựng vào mùa khô.
- Khó khăn:
+ Các hoạt động giao thông, vận tải du lịch, công nghiệp khai thác chịu ảnh hưởng
trực tiếp của sự phân mùa khí hậu, chế độ nước sông.
+ Độ ẩm cao gây khó khăn cho việc bảo quản máy móc, thiết bị, nông sản.
+ Các thiên tai như mưa bão, lũ lụt, hạn hán và diễn biến bất thường như dông, lốc,
mưa đá, sương mù, rét hại, khô nóng, ... cũng gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống.
+ Môi trường thiên nhiên dễ bị suy thoái.
E. THIÊN NHIÊN PHÂN HOÁ ĐA DẠNG
1. T hiê n nhiê n phân hóa the o B ắc - Nam:
a. P hần lãnh thổ phía B ắc :
- Giới hạn: Từ dãy Bạch Mã trở ra Bắc.
- Thiênnhiên:Đặctrưngchovùngkhíhậunhiệtđớiẩmgiómùacómùađônglạnh.
http://megabook.vn/
- Khí hậu:
+ Nhiệt độ trung bình năm trên 20
0C.
+ Có mùa đông lạnh 2 - 3 tháng với nhiệt độ < 18
0C (Đồng bằng Bắc bộ và vùng núi
phía Bắc).
+ Về phía Nam, gió mùa Đông Bắc yếu dần, số tháng lạnh giảm dần.
+ Biên độ nhiệt/năm lớn (9 - 14
0C).
+ Phân thành 2 mùa là mùa đông và mùa hạ.
- Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu: Đới rừng nhiệt đới gió mùa.
+ Thành phần sinh vật: Loài nhiệt đới chiếm ưu thế, cây cận nhiệt, ôn đới.
b. P hần lãnh thổ phía N am :
- Giới hạn: Từ dãy Bạch Mã trở vào Nam.
- Thiên nhiên mang sắc thái của khí hậu cận xích đạo gió mùa.
- Khí hậu:
+ Nhiệt độ trung bình năm trên 25
0C. Nóng đều quanh năm và có tính chất gió mùa
cận xích đạo.
+ Không có mùa đông lạnh.
+ Biên độ nhiệt năm nhỏ (< 9
0C).
+ Phân thành 2 mùa là mưa và khô.
- Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu: Đới rừng cận xích đạo gió mùa.
+ Thành phần sinh vật mang đặc trưng vùng xích đạo và nhiệt đới phía Nam lên.
2. T hiê n nhiê n phân hoá the o Đ ông - Tây:
a. Vùng biể n và thề m lục địa :
- Độ nông, sâu, rộng hẹp của thềm lục địa có quan hệ chặt chẽ với vùng đồng bằng,
vùng đồi núi kề bên và có sự thay đổi theo từng đoạn ở biển.
+ Thềm lục địa phía Bắc, Nam: Đáy nông, mở rộng có nhiều đảo ven bờ.
+ Thềm lục địa Trung Bộ: thu hẹp tiếp giáp vùng biển nước sâu.
b. Vùng đồng bằng v e n biể n :
- Thiên nhiên thay đổi tuỳ nơi, thể hiện mối quan hệ chặt chẽ với dải đồi núi phía
Tây và vùng biển phía Đông.
+ ĐB Bắc Bộ, Nam Bộ: Mở rộng, bài triều thấp, phẳng, thềm lục địa nông, rộng.
+ ĐB ven biển Trung Bộ: Hẹp ngang bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ. Thiên
nhiên khắc nghiệt, giàu tiềm năng du lịch, phát triển kinh tế biển.
c . Vùng đồi núi :
Thiên nhiên phân hoá vùng đồi núi rất phức tạp chủ yếu do tác động của gió mùa và
hướng các dãy núi.
Vùng núi Đông Bắc Vùng núi Tây Bắc
Thiên nhiên mang sắc thái cận nhiệt đới gió
mùa.
Thiên nhiên nhiệt đới gió mùa (Nam TB)
Vùng ôn đới (Vùng núi cao TB)
Đông Trƣờng Sơn Tây Trƣờng Sơn
- Mùa mưa vào thu đông.
- Khô nóng.
- Mùa mưa vào cuối hạ, đầu thu.
- Mùa khô.
3. T hiê n nhiê n phân hoá the o độ c ao :
a. Đ ai nhiệ t đới gió mùa:
- Ở miền Bắc: Độ cao trung bình dưới 600-700m, miền Nam độ cao 900 - 1000m.
- Khí hậu nhiệt đới biểu hiện rõ rệt.
+ Mùa hạ nóng: Nhiệt độ tháng > 25
0C.
+ Độ ẩm thay đổi tuỳ nơi.
http://megabook.vn/
- Thổ nhưỡng:
+ Đất đồng bằng: chiếm 24% diện tích.
+ Đất vùng đồi núi thấp: 60% diện tích, chủ yếu đất feralít.
- Sinh vật:
+ Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.
+ Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa.
b. Đai c ận nhiệ t đới gió mùa trê n núi :
- Miền Bắc có độ cao từ 600 - 700m đến 2600m, miền Nam có độ cao từ 900 -
1000m đến độ cao 2600m.
- Từ 600 - 700 đến 1600 - 1700m: Khí hậu mát mẻ, độ ẩm tăng. Đất feralít có mùn,
chua, tầng mỏng. Hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới lá rộng, lá kim. Động vật: chim, thú cận
nhiệt đới phương Bắc.
- Từ trên 1600 - 1700m: Khí hậu lạnh. Đất mùn. Rừng kém phát triển, đơn giản về
thành phần loài. Xuất hiện các loại cây ôn đới, chim di cư thuộc khu hệ Himalaya.
c . Đ ai ôn đới gió mùa trê n núi :
- Có độ cao từ 2600m trở lên (chỉ có ở Hoàng Liên Sơn).
- Khí hậu: Tính chất ôn đới, nhiệt độ < 15
0C.
- Đất: Chủ yếu mùn thô.
- Thực vật: Ôn đới: đỗ quyên, lãnh sam.
4. C ác miề n địa lí tự nhiê n :
Tên
miền
Miền Bắc và Đông Bắc
Bắc Bộ
Miền Tây Bắc Và Bắc
Trung Bộ
Miền Nam Trung Bộ
và Nam Bộ
Phạm vi Từ phía Tây - Tây Nam
của tả ngạn sông Hồng và
ría phía Tây - Tây Nam
của đồng bằng Bắc Bộ.
- Từ hữu ngạn sông
Hồng đến dãy Bạch Mã.
Từ dãy Bạch Mã trở
vào Nam.
Địa hình - Chủ yếu là đồi núi thấp.
Độ cao trung bình 600m,
hướng vòng cung.
- Nhiều núi đá vôi, đồng
bằng Bắc Bộ mở rộng,
thấp phẳng, nhiều vịnh,
quần đảo.
- Địa hình cao nhất
nước, núi cao, trung
bình chiếm ưu thế.
- Hướng TBắc - Đông
Nam, nhiều bề mặt sơn
nguyên, cao nguyên,
đồng bằng giữa núi.
- Đồng bằng thu nhỏ,
chuyển tiếp từ đồng
bằng châu thổ sang
đồng bằng ven biển.
- Chủ yếu là cao
nguyên, sơn nguyên
- Hướng vòng cung:
sườn Đông dốc mạnh,
sườn Tây thoải.
- Đồng bằng Nam Bộ
thấp, phẳng và mở
rộng, đồng bằng ven
biển Nam Trung Bộ
nhỏ hẹp.
Khoáng
sản
- Giàu khoáng sản: than,
sắt, dầu khí,... ...
- Đất hiếm, sắt, crôm,
titan,..
- Dầu khí ở thền lục
địa, bôxit ở TNguyên.
Khí hậu - Mùa đông lạnh, ít mưa.
Mùa hạ nóng, mưa nhiều
- Có nhiều biến động.
- Gió mùa ĐB suy yếu.
- Gió Phơn TNam hoạt
động mạnh, bão mạnh,..
- Cận xích đạo gió
mùa: Có 2 mùa mưa
và mùa khô.
Sông
ngòi
- Dày đặc chảy theo
hướng Tây Bắc - Đông
Nam và vòng cung
- Có độ dốc lớn, chảy
theo hướng Tây Bắc -
Đông Nam (Bắc Trung
Bộ: hướng Tây - Đông).
- Ở NTB: ngắn, dốc
- Ở NB: dày đặc.
- 2 hệ thống sông 9:
Đồng Nai, Cửu Long.
Thổ
nhƣỡng.
- Đai cận nhiệt đới hạ
thấp.
- Có đủ 3 hệ thống đai
cao.
- Nhiệt đới, cận xích
đạo.
http://megabook.vn/
CHUYÊN ĐỀ II
A. SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
1. Sử dụng v à bảo vệ tài nguyê n s inh vật :
a. T ài nguyê n rừng :
* Hiện trạng:
- Diện tích rừng tăng nhưng chất lượng rừng vẫn suy thoái.
+ Năm 1943: 70% diện tích rừng là rừng giàu.
+ Nay: 70% diện tích rừng là rừng nghèo và mới phục hồi.
* Biến động tài nguyên rừng:
- Về số lượng:
+ Tổng diện tích rừng giảm từ 14,3 triệu ha năm 1943 còn 7,2 triệu ha năm 1983,
sau đó tăng lên 12,7 triệu ha năm 2005.
+ Diện tích rừng tự nhiên giảm từ 14,3 triệu ha năm 1943 còn 8,4 triệu ha năm 1990
sau đó tăng lên 10,2 triệu ha năm 2005.
+ Diện tích rừng trồng tăng 0,1 triệu ha năm 1975 lên 2,5 triệu ha năm 2005.
+ Tỉ lệ che phủ rừng giảm từ 43,0% năm 1943 còn 22,0% năm 1983 sau đó tăng lên
38,0% năm 2005.
- Về chất lượng rừng:
+ Diện tích rừng giàu và trung bình suy thoái nghiêm trọng: Năm 1943 chiếm 9,8
triệu ha, năm 1999 chỉ còn 2,1 triệu ha.
+ Diện tích rừng nghèo và phục hồi tăng khá nhanh: Năm 1975 chiếm 2 triệu ha, đến
năm 1999 tăng lên 4,6 triệu ha.
+ Mặc dù tổng diện tích rừng đang được phục hồi nhưng chất lượng rừng vẫn bị suy
thoái bởi vì diện tích rừng tăng, nhưng chủ yếu là rừng non mới phục hồi.
* Nguyên nhân:
- Khai thác rừng bừa bãi.
- Tự nhiên: Cháy rừng, sạt lở đất, lở núi...
- Du canh du cư.
- Hậu quả chiến tranh.
* Biện pháp bảo vệ:
- Nâng cao độ che phủ rừng từ 40 -> 45 - 50% (Vùng núi: 70 - 80%).
- Thực hiện các biện pháp quy hoạch và bảo vệ phát triển các loại rừng:
+ Đối với rừng phòng hộ: Có kế hoạch, biện pháp bảo vệ nuôi dưỡng rừng hiện có,
trồng cây gây rừng trên đất trống đồi trọc.
+ Đối với rừng đặc dụng: Bảo vệ cảnh quan đa dạng sinh học của các vườn quốc gia,
khu dư trữ thiên nhiên và khu bảo tồn.
+ Đối với rừng sản xuất: Đảm bảo duy trì, phát triển diện tích và chất lượng rừng,
phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng rừng.
- Triển khai luật bảo vệ phát triển rừng. Tuyên truyền, đẩy mạnh phát triển kinh tế
miền núi...
* Ý nghĩa của bảo vệ tài nguyên rừng :
- Về kinh tế: Khai thác gỗ và lâm sản phục vụ cho các ngành kinh tế, nguyên liệu
cho các ngành công nghiệp sản xuất đồ gỗ, giấy, diêm, hóa chất nhẹ, xuất khẩu,...
- Về môi trường: Bảo vệ đất, chống xói mòn, cân bằng sinh thái, bảo vệ mực nước
ngầm,...
a. Đ a dạng s inh học :
* Sự đa dạng sinh học ở nước ta:
- Sựsuygiảmtínhđadạngsinhhọc:
http://megabook.vn/
+ Trong 14.500 loài thực vật có 500 loài bị mất dần, trong đó có 100 loài quý hiếm
có nguy cơ tuyệt chủng.
+ Trong 300 loài thú có 96 loài bị mất dần, trong đó có 62 loài quý hiếm có nguy cơ
tuyệt chủng.
+ Trong 830 loài chim có 57 loài bị mất dần, trong đó có 29 loài quý hiếm có nguy
cơ tuyệt chủng.
+ Trong 400 loài bò sát lưỡng cư có 62 loài mất dần.
- Nguyên nhân:
- Tác động của con người làm thu hẹp diện tích rừng, đồng thời còn làm nghèo tính
đa dạng của các kiểu sinh thái.
- Hậu quả của việc khai thác quá mức.
- Ô nhiễm môi trường nước, nhất là vùng ven sông, cửa biển dẫn đến nguồn tài
nguyên dưới nước, đặc biệt là nguồn hải sản nước ta bị giảm sút rõ rệt.
* Biện pháp bảo vệ:
- Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên:
+ Năm 1986 có 87 khu bảo tồn thiên nhiên với 7 vườn quốc gia.
+ Năm 1998 có 94 khu bảo tồn thiên nhiên với 12 vườn quốc gia, 18 khu bảo vệ môi
trường - văn hóa - lịch sử.
+ Đến năm 2007 đã có 30 vườn quốc gia được thành lập.
- Ban hành sách đỏ Việt Nam.
- Quy định việc khai thác về gỗ, động vật, thủy sản.
2. Sử dụng v à bảo vệ tài nguyê n đất:
a. Suy thoái tài nguyê n đất :
* Suy giảm diện tích rừng dẫn đến diện tích đất hoang đồi núi trọc tăng nhanh:
- Năm 1943 diện tích đất hoang đồi trọc mới có 2 triệu ha, năm 1983 tăng lên 13,8
triệu ha.
- Hiện nay diện tích đất hoang đồi trọc giảm mạnh nhưng diện tích đất bị suy thoái
còn rất lớn (6,8 triệu ha năm 2003).
- Các loại đất cần cải tạo chiếm gần 6 triệu ha bao gồm:
+ Đất phèn, đất mặn, đất cát biển, đất xám bạc màu, đất glây, than bùn, đất nâu vàng
vùng bán hoang mạc.
+ Một nửa trong tổng diện tích đất phù sa (3,4 triệu ha) cần có biện pháp nâng cao
độ phì.
+ Vùng đồng bằng có xu hướng thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, giảm độ phì của
đất, đất thoái hóa bạc màu..., cần quan tâm, bảo vệ tốt.
b. B iệ n pháp bảo vệ :
* Vùng đồi núi:
- Tổ chức định canh, định cư. Đẩy mạnh bảo vệ rừng.
- Thực hiện các biện pháp thuỷ lợi, canh tác thích hợp.
* Vùng đồng bằng:
- Quản lí chặt chẽ, sử dụng vốn đất hợp lí.
- Thâm canh, canh tác, cải tạo đất hợp lí.
- Phòng chống ô nhiễm đất.
3. Sử dụng v à bảo vệ tài nguyê n khác :
- Tài nguyên nước: Sử dụng hiệu quả, tiết kiệm, phòng chống ô nhiễm.
- Tài nguyên khoáng sản: Quản lí chặt việc khai thác, tránh lãnh phí.
- Tài nguyên du lịch: Bảo tồn, tôn tạo, bảo vệ.
- Tài nguyên biển, khí hậu: Khai thác sử dụng hợp lí, phát triển bền vững.