Lo “sốt vó” khi mùa thi cận kề
Cứ mỗi đợt mùa thi cận kề là những áp lực lại đè nặng thêm trên vai các sĩ tử đang chuẩn bị “vượt ải” vào ngưỡng cửa đại học.
Càng cận kề ngày thi, nhiều sĩ tử bù đầu với lịch học kín mít ở trường, học thêm, học ở nhà với số lượng bài kiểm tra, thi thử dồn dập. Áp lực về khối lượng bài vở đòi hỏi phải tiếp thu càng nhân lên. Học ngày không đủ, nhiều thí sinh tranh thủ học đêm, gắng nhồi nhét kiến thức đến mức quá tải.
Không chỉ học sinh áp lực, nhiều cha mẹ cũng lo lắng không kém. Chưa kể nhiều gia đình thúc ép, đặt kỳ vọng về kết quả thi đối với con. Mọi sinh hoạt trong gia đình đều hướng về thí sinh, nhiều gia đình gắng đốc thúc con cái học nhiều hơn. Điều này vô tình gây thêm áp lực cho sĩ tử.
Càng “nhồi nhét” càng mất tập trung
Áp lực thi cử khiến nhiều học sinh học dồn ép, nhồi nhét kiến thức nhưng càng học càng… quên, càng nhồi nhét càng mất tập trung. Nguyên nhân xuất phát từ khả năng ghi nhớ, tư duy của bộ não. Kiến thức đi vào não cần được tiếp nhận, phân loại và xử lý một cách có hệ thống. Một lượng thông tin ào ạt, tới tấp sẽ khiến bộ não bị quá tải và kém sáng suốt.
Việc não và các cơ quan trong cơ thể phải “lao động” hết công suất và những căng thẳng, lo âu kéo dài của sĩ tử làm sản sinh vô số gốc tự do (Free Radical). Chúng tấn công vào tế bào thần kinh làm tổn thương cấu trúc vốn rất chặt chẽ của mạng lưới tế bào thần kinh. Từ đó, các tế bào thần kinh dần thoái hóa khiến chức năng của não bộ suy giảm nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến vùng ghi nhớ, khiến khả năng học tập, tư duy trì trệ.
Bên cạnh đó, tình trạng bồi bổ phản khoa học của các gia đình: ăn quá nhiều thịt, cá, trứng sữa hay các thức ăn giàu năng lượng; uống nhiều cà phê, nước tăng lực “bắt ép” cơ thể thức trắng đêm “chiến đấu” với bài học... gây ra tình trạng mệt mỏi khi cơ thể cần tiêu hóa khối lượng lớn thức ăn… Đồng thời, tình trạng mất ngủ do thời gian học kéo dài, do căng thẳng thần kinh không ngủ được khiến cơ thể mệt mỏi, gốc tự do càng sản sinh nhiều… vừa khiến bộ não mệt mỏi vừa khiến việc học tập không hiệu quả.
5 Cách làm tăng trí nhớ đã được khoa học chứng minh
1. Thiền là cách làm tăng trí nhớ làm việc của bạn
Thiền là cách bạn có thể áp dụng để tăng cường bộ nhớ của mình. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiền có thể giúp cải thiện bộ nhớ chỉ trong tám tuần. Thiền giúp bạn tập trung, cải thiện khả năng lưu trữ thông tin của bộ nhớ ngắn hạn chỉ sau 2 tuần. Khi thiền, não của chúng ta ngừng xử lý thông tin do đó có thời gian để nghỉ ngơi và phục hồi lại.
2. Uống cà phê để cải thiện trí nhớ của bạn
Một nghiên cứu gần đây đã cho thấy uống một tách cafe sau khi hoàn thành một bài tập thực sự có thể cải thiện bộ nhớ lên đến 24 giờ sau đó.
Những người tham gia nghiên cứu này phải ghi nhớ một tập hợp các hình ảnh, và sau đó sẽ được xem một tập hợp các hình ảnh khác bao gồm hình ảnh giống và gần giống với hình mà họ vừa phải nhớ. Nhiệm vụ của họ là chọn ra chính xác những hình ảnh mà họ đã được xem trước đó. Và kết quả là những người đã uống 1 tách cafe sau đó có khả năng chọn ra những hình ảnh chính xác hơn những người không uống cafe. Tác dụng của cafe trong trường hợp này được các nhà khoa học lý giải là cafe tác động vào quá trình củng cố trí nhớ do đó giúp bộ não lưu trữ lại thông tin tốt hơn.
3. Ăn quả mọng cho trí nhớ dài hạn tốt hơn
Trong quả mọng (quả việt quất, quả dâu tây…) có chứa các chất có tác dụng tăng cường các kết nối hiện tại trong não do đó có thể giúp ngăn ngừa suy giảm trí nhớ, cải thiện trí nhớ dài hạn tốt hơn.
4. Nhai kẹo cao su để làm kỷ niệm mạnh mẽ hơn
Một phương pháp dễ dàng áp dụng để có thể cải thiện trí nhớ của bạn là nhai kẹo cao su trong khi bạn đang phải học hỏi những điều mới. Hiện tại có hai lý do được đưa ra để lý giải cho điều này:
- Nhai kẹo cao su có thể làm tăng hoạt động trong vùng hippocampus, một khu vực quan trọng của não bộ có tác dụng ghi nhớ thông tin.
- Việc nhai kẹo cao su làm tăng lượng oxy lên não do đó tăng khả năng tập trung và chú ý. Một nghiên cứu cho thấy rằng những người nhai kẹo cao su trong quá trình kiểm tra việc học tập và bộ nhớ có mức nhịp tim cao hơn do đó lượng oxy cung cấp cho não cũng nhiều hơn.
5. Ngủ nhiều hơn để củng cố ký ức của bạn
Giấc ngủ đã được chứng minh là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc có một trí nhớ tốt. Khi chúng ta ngủ, hầu hết quá trình củng cố trí nhớ sẽ diễn ra. Nếu không ngủ đủ giấc thì chúng ta sẽ có cảm giác phải đấu tranh hoặc rất cố gắng mới có thể nhớ lại những thông tin đã ghi nhớ trước đó. Ngay cả một giấc ngủ ngắn cũng có thể giúp bạn tăng trí nhớ cho mình.
Trí nhớ là yếu tố quan trọng quyết định thành công của các em trong kỳ thi quan trọng này, do đó hãy trang bị cho bản thân một bộ não hoạt động thật tốt các em nhé. Với những mẹo nhỏ trên, chúc các em tìm ra cách cải thiện trí nhớ tốt nhất cho chính mình!