Khối D luôn được đánh giá là 1 trong những khối thi khó nhằn và đòi hỏi cao nhất trong tất cả các khối thi. Bởi lẽ, cân bằng được 3 môn Toán - Văn - Anh không bao giờ là một chuyện dễ dàng, nhất là với những người chỉ ưu tiên phát triển 1 bán cầu não.
Vậy làm thế nào để luôn ổn định điểm số các môn khối D khó tính và giành sự yêu thương, năng lực ghi nhớ, tư duy, giải quyết bài tập cho 3 môn tưởng như chẳng hề liên quan gì đến nhau này? Cùng tham khảo 4 tips dưới đây để tìm ra “ánh sáng nơi cuối đường hầm” cho mình teen nhé !
Tips 1: Thường xuyên sử dụng cả 2 bán cầu não
Các chuyên gia đến từ tổ chức giáo dục Adam Khoo Learning Centre cho biết, việc sử dụng cả 2 bán cầu não cùng lúc có thể tăng gấp nhiều lần năng lực não bộ trong hoạt động hàng ngày cũng như học tập. Cuộc khảo sát do tổ chức này thực hiện nhận thấy chìa khóa giúp học sinh ở các nước tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore thông minh và thành công vượt trội chính là nhờ biết cách điều khiển cả 2 bán cầu não khi học tập và nghiên cứu.
Cân bằng cả hai bán cầu não sẽ giúp học sinh thông minh hơn
Bán cầu não trái với chức năng suy nghĩ logic, phân tích, lý giải, ghi nhớ, sắp xếp, tính toán. Bán cầu não phải gắn liền với khả năng sáng tạo, tưởng tượng, trực cảm cao. Thực tế hiện nay, 90% các môn học tại trường phổ thông đòi hỏi học sinh sử dụng bán cầu não trái nhiều. Trong trường hợp học sinh đó thuộc tuýp mạnh về bán cầu não phải thì khả năng tiếp thu của học sinh đó sẽ bị hạn chế nếu được dạy bằng phương pháp thông thường. Khi đó bé sẽ bị phê bình là "Tiếp thu chậm" hoặc "Kém thông minh vì điểm Toán thấp"...
Do đó, để thông minh hơn cần thường xuyên sử dụng 2 bán cầu não. Đối với những môn học gồm ở cần cả bán cầu não trái và não phải như 3 môn khối của D (Toán, Văn, Anh) thì việc kích thích và duy trì 2 bán cầu não phát triển là một việc làm vô cùng cần thiết để có thể giành được điểm cao và điểm đều cho 3 môn thi đó.
Tips 2: Ghi nhớ bằng cách hình dung
Một trong những phương pháp học (thi) hiệu quả có thể áp dụng được cho tất cả các môn, đặc biệt là 3 môn Toán, Văn, Anh là phương pháp: ghi nhớ bài học bằng cách hình dung. Trong não chúng ta có hàng tỉ nơ ron hỗ trợ đắc lực cho việc ghi nhớ. Chúng ta có thể ghi nhớ nhiều hơn mức chúng ta có thể biết. Song, để ghi nhớ 1 cách dễ dàng và đạt hiệu quả cao nhất thì cần có phương pháp. Ghi nhớ bằng cách hình dung là một trong những phương pháp hữu hiệu.
Hình dung sẽ giúp ghi nhớ bài học tốt hơn
“Muốn nhớ một câu gì đó, một công thức gì đó, một lý thuyết gì đó, hãy hình dung”. Hình dung những gì teen cảm thấy thích, thấy thú vị hoặc hài hước sau đó “gắn mác” chúng cho điều cần nhớ. Như vậy quá trình ghi nhớ sẽ không còn nhàm chán, não bộ cũng sẽ ghi nhớ mọi thứ nhanh hơn và lâu hơn rất nhiều.
Chẳng hạn để nhớ công thức Toán học, teen có thể gieo vần làm thơ cho công thức đó. Để nhớ 1 đoạn tiểu sử năm sinh năm mất của một tác giả (???!!!) teen có thể liên tưởng tới “ộp pa” mình yêu quý nhất và hãy “giả vờ” như “ộp pa” của mình cùng ngày tháng năm sinh với tác giả ^^. Mọi thứ sẽ thú vị hơn rất nhiều, phải không nào?
Tips 3: Tăng cường khả năng tư duy kết nối và sự sáng tạo của trí tưởng tượng
Ghi nhớ rất cần thiết, nhưng chỉ là bước đầu tiên và là bước cơ bản nhất trong quá trình học. Để có kiến thức có thể lưu trữ trong não dài hạn và có thể ứng dụng được kiến thức ấy trong việc tư duy giải quyết vấn đề, giải quyết bài tập, teen cần biết kết nối các dữ liệu với nhau và sáng tạo ra dữ liệu mới trên nền tảng dữ liệu sẵn có.
Kết nối không giới hạn cùng với trí tưởng tượng phi thường sẽ giúp teen sáng tạo ra những điều không ngờ tới
Ví dụ như để viết được một đoạn văn hay, ngoài lý thuyết tiểu sử tác giả, hoàn cảnh ra đời tác phẩm và hệ thống dàn ý mạch lạc, teen còn cần có cảm xúc và có các minh họa đi kèm để bài viết được hấp dẫn. Muốn vậy teen phải có nền tảng kiến thức xã hội tương đối chắc và luôn cập nhật các tin tức, tấm gương… mới và nổi bật, để bất cứ khi đến một đoạn nào cần so sánh, đưa ra dẫn chứng, teen có thể “tóm” ngay lấy một dữ liệu mình đã biết (có thể vừa đọc báo hôm qua xong) và khéo léo đưa vào bài thi, tạo ra chuỗi dữ liệu mới.
Tips 4: Đọc thật nhiều sách
Theo nhiều nghiên cứu, thông thường, một người chỉ sử dụng hết 5% dung lượng não trái, còn ở các nhà thông thái là 10%. Người càng lười đọc sách, ngại tìm tòi học hỏi sẽ không tận dụng hết năng lực của não bộ, dẫn đến hệ lụy là tư duy kém, suốt ngày quanh quẩn với những chuyện vặt vãnh, suy nghĩ tiêu cực. Trong khi những người thành đạt hầu hết đều có khả năng vận dụng tốt cả 2 bán cầu não. Ở họ hội tụ cả khả năng tư duy logic, hợp lý, sắp xếp tính toán giỏi, nói năng sắc sảo, trình bày lưu loát, viết hay và có nhân cách tốt.
Vì vậy để học tốt, thi tốt, cân bằng các bán cầu não (hi vọng là tốt), thì một trong những việc chắc chắn teen không thể bỏ sót chính là: đọc sách hàng ngày.
Đọc sách càng nhiều, hiệu quả mang lại về điểm số, về nhận thức và vô vàn giá trị khác càng lớn
Muốn 2 phút giải xong chớp nhoáng 1 câu trắc nghiệm trong đề thi thì trước đó teen sẽ phải mất 20 ngày học thuộc lý thuyết và thực hành giải thật nhiều, thật nhiều bài tập.
Nhưng có cách khác để rút ngắn thời gian học mà vẫn đạt hiệu quả max cao là: đọc sách hàng ngày và làm bài tập thường xuyên. Điều này sẽ giúp hình thành nền tảng kiến thức vững chắc, chinh phục mọi Những đầu sách tham khảo hay, bám sát cấu trúc đề thi luôn là lựa chọn số 1 giúp teen “nâng level” nhanh nhất.
Một số đầu sách hot nhất trên thị trường sách tham khảo hiện nay teen khối D có thể “nghía” qua để tìm đọc, chẳng hạn:
- 100% trọng tâm: Anh, Văn
- Bộ đôi trắc nghiệm Toán
- Tự học đột phá tiếng Anh
- Luyện siêu kỹ năng ngữ Văn
Với những tips đơn giản, dễ làm trên, hi vọng teen có thể cân bằng được thời gian, trí lực, não bộ cũng như tài chính cho các môn học này để chinh phục được điểm 9 cho mỗi môn, trở thành thủ khoa đầu vào trong kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới! ^^
Chúc các em mã đáo thành công :X