Sách giáo khoa có thể bị thay đổi từ 2018, teen chúng mình phải làm sao?

Theo dự kiến của Bộ GD&ĐT, từ tháng 9-2017, chương trình giáo dục phổ thông tổng thể sẽ được ban hành. Theo lộ trình đó, dự thảo thay đổi sách giáo khoa bậc THPT lớp 10, lớp 11 và lớp 12 có thể sẽ được áp dụng từ năm 2018.

Chương trình dạy và học mới

Trao đổi với báo chí, GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình cho biết việc triển khai chương trình dạy và học mới sẽ theo phương thức cuốn chiếu.

Theo đó, chương trình mới sẽ được thực hiện theo hướng giáo dục toàn diện, tích hợp ở các cấp tiểu học và THCS, thực hiện giáo dục phân hóa và tự chọn ở cấp THPT.

Sách giáo khoa cũ có thể bị thay thế từ năm 2018 khi chương trình học thay đổi

Đối với riêng cấp THPT, dự thảo chương trình mới xác định lớp 10 là lớp dự hướng nghề nghiệp. Gồm các môn học bắt buộc: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Thiết kế và Công nghệ, Giáo dục quốc phòng và an ninh.

Các môn học bắt buộc có phân hóa: Tin học, Giáo dục thể chất, Hoạt động nghệ thuật, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.

Ở lớp 11 và lớp 12, các môn học bắt buộc gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

Các môn học tự chọn bắt buộc: Học sinh chọn 3 môn và 1 chuyên đề học tập trong số các môn Giáo dục kinh tế và pháp luật, Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Khoa học máy tính, Tin học ứng dụng, Thiết kế và Công nghệ, Mỹ thuật, Âm nhạc, Chuyên đề học tập.

Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.

Sách giáo khoa có thể sẽ được đổi mới theo các môn học và chương trình học.

Không nên “đặt trứng vào một giỏ”

Dù chỉ là dự thảo, nhưng học sinh khối THPT cũng như THCS và Tiểu học cần chuẩn bị trước tâm lý cũng như lên kế hoạch, lộ trình và chiến thuật hợp lý để không bị “sốc sách” và kịp thích nghi với những thay đổi lớn có thể xảy ra.

Theo nhiều lời khuyên từ chuyên gia giáo dục cũng như các giáo viên, có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy thì thế hệ học sinh hiện đại, nhất là học sinh từ lứa 2k trở đi không nên “đặt trứng vào một giỏ”. Nghĩa là học sinh không được phụ thuộc quá nhiều vào 1 thứ, chẳng hạn: không phụ thuộc vào duy nhất một bộ sách giáo khoa để ôn thi, không phụ thuộc vào một bộ tài liệu, bộ đáp án duy nhất để học, cũng như không thể đặt quá nhiều kỳ vọng, tin tưởng vào một môn học mình giỏi, một thầy cô mình tin yêu.

Đừng bao giờ "để hết trứng vào một giỏ"

Thế hệ học sinh hiện đại cần biết cách chia nhỏ mọi thứ (nguồn lực của bản thân, vốn tự có, kể cả lòng tin), để cân bằng và dung hòa.

Vì chẳng may nếu “đánh rơi giỏ trứng”, bạn sẽ chẳng còn lại gì trong tay.

Thay đổi để thích nghi, thay đổi để sống còn

Để đáp ứng được những thay đổi “xoành xoạch” của Bộ, những đổi thay từng giờ của cuộc sống, của nhu cầu tuyển dụng nhân sự và cả của yêu cầu trình độ năng lực trong các công ty, teen buộc phải thay đổi để thích nghi, thay đổi để sống còn.

Trước mắt, việc teen cần làm là đa dạng hóa hệ thống sách vở và tài liệu học tập của mình để xây dựng được hệ thống kiến thức phục vụ cho việc phát triển bản thân, nâng cao cơ hội tìm việc làm sau này chứ không chỉ để học và để thi.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều dòng sách tham khảo cho thí sinh có thể lựa chọn, đáp ứng được những mục đích khác nhau của teen. Nhưng lựa chọn được đầu sách luyện thi sao cho phù hợp: phù hợp về cả kiến thức lẫn giá thành thì không phải là việc làm dễ dàng.  

Megabook tự hào là đơn vị sách luyện thi hàng đầu có thể đáp ứng được những mong mỏi này từ các em.

Hiện tại chương trình BÃO SALE MÙA TỰU TRƯỜNG - ĐỒNG GIÁ CHỈ TỪ 39K CHO TẤT CẢ CÁC ĐẦU SÁCH vẫn đang diễn ra. Các em có thể tham khảo và tìm mua các đầu sách tại hệ thống website cũng như fanpage của đơn vị này.

Megabook tin rằng, đến với Megabook, sự lựa chọn của bạn là sự lựa chọn đúng đắn nhất.

Click xem ngay để biết thêm thông tin chi tiết.



Tin tức khác
Xem nhiều nhất